Tuesday, October 4, 2016

9 NGẢ ĐƯỜNG DẪN BẠN ĐẾN VỚI THÀNH CÔNG TỪ VIỆC KINH DOANH QUA INTERNET

9 NGẢ ĐƯỜNG DẪN BẠN ĐẾN VỚI THÀNH CÔNG TỪ VIỆC KINH DOANH QUA INTERNET

15/02/2015 - 21:58 
 5295      0
Mặc dù thời kỳ bùng nổ của các công ty dotcom đã qua, nhưng cơ hội kiếm tiền thông qua Internet vẫn còn rất lớn. Vấn đề là bạn phải biết tìm cơ hội đó ở đâu. Sau đây là gợi ý về 9 lĩnh vực kinh doanh khả thi mà bạn có thể bắt đầu ngay từ hôm nay, được đúc rút từ kinh nghiệm của các công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử thành công trên thế giới.

1. GIAO HÀNG

Có lẽ bạn không bao giờ nghĩ rằng mình sẽ tạo dựng cơ nghiệp bằng cách chạy quanh thành phố và giao hàng cho mọi người. Thế nhưng nhiều người đã thu được hàng triệu USD từ dịch vụ này.
Ross Stevens, người sáng lập và giám đốc điều hành công ty Urbanfetch Inc., cho biết: "Mọi người thường không thích chờ đợi lâu sau khi đặt mua hàng hoá trên mạng. Chính vì thế, chúng tôi thấy đây là cơ hội lớn để cung cấp một dịch vụ mà khách hàng có thể nhận mọi thứ trong cùng ngày, hay thậm chí là trong cùng giờ đặt hàng".
Hiện nay, công ty có trụ sở tại New York này đang cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí trong vòng một giờ đối với nhiều loại hàng hoá, từ đồ tiêu dùng lặt vặt cho đến đồ điện tử, phạm vi là trong khắp thành phố New York. Dịch vụ này đã đánh trúng nhu cầu của những cư dân bận rộn của New York. Doanh số ngay trong năm đầu tiên của công ty vào khoảng 30 triệu USD.
Urbanfetch xác định rõ mục tiêu của mình là bán hàng qua mạng. Công ty tích trữ hàng tại các khu vực chi phí thấp trong thành phố, nhờ đó họ tiết kiệm được chi phí thuê cửa hàng tại các khu phố sang trọng.
Theo đánh giá về tốc độ tăng trưởng của dịch vụ giao hàng tại nhà, đây là một lĩnh vực rất tiềm năng đối với những người mới khởi nghiệp. Chuyên gia Christopher Kelley của Công ty nghiên cứu thị trường Forrester Research cho rằng những người mới khởi nghiệp nên chú trọng đến việc đóng gói và giao hàng tận nhà từ một trung tâm trung chuyển thư tín địa phương, hoặc thiết lập các mối quan hệ và nhận giao hàng cho các nhà kinh doanh tại các địa bàn khác nhau.

2. BÁN ĐỒ THỂ THAO

Nghiên cứu của Jupiter Communications cho rằng lĩnh vực thể thao là một trong những “mỏ vàng” tiềm năng nhất của thị trường tiêu dùng online. Hiện nay, khách hàng xếp hạng thể thao là một trong 5 nội dung ưa thích nhất của họ trên Internet và điều này có thể trở thành cơ hội lớn cho giới thương mại điện tử.
Nếu muốn thành công trong lĩnh vực thể thao, có một phân khúc mà bạn nên chú ý đến đó là trang phục và dụng cụ thể thao dành cho phụ nữ. Bạn có thể tham khảo Lucy.com, một Website rất thành công nhờ cung cấp đồ thể thao cho giới nữ và và hiện đang dẫn đầu thị trường này.

3. TƯ VẤN QUA MẠNG

Nếu bạn có một nền tảng vững vàng về tư vấn, bạn có thể sử dụng các kỹ năng tư vấn của mình để kiếm tiền qua Internet.
Theo nhận xét của IDC, tư vấn qua mạng là một thách thức lớn đối với các hãng tư vấn truyền thống, do mô hình này rất thích hợp với thị trường biến đổi liên tục trên Internet. Hiện nay, một số ít công ty lớn đã bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này. Tuy nhiên những công ty này, như Ernst & Young và IBM, nhằm vào các đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và những tổ chức kinh doanh lớn và bỏ lại thị phần các doanh nghiệp nhỏ cho những nhà tư vấn mới khởi nghiệp.
"Một nhà tư vấn đã làm việc nhiều năm cho một công ty lớn có thể tiến hành mở dịch vụ tư vấn qua mạng, đặc biệt là nhằm vào đối tượng kinh doanh vừa và nhỏ", Sophie Mayo, Giám đốc chương trình của IDC nói. Tuy nhiên, những công ty mới nên chú trọng tổ chức một số buổi gặp mặt trực tiếp để xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng.

4. ĐẤU GIÁ QUA MẠNG

Tại sao bạn không tham gia vào thị trường đấu giá đang sôi động trên mạng? Có 3 từ quan trọng nhất là: quan sát, quan sát và quan sát.
Sue Rothberg, nhà phân tích đấu giá cấp cao của Gomez.com cho biết: "Mô hình kinh doanh chi phí thấp nhất cho những người mới khởi nghiệp là kết nối với những đại gia như eBay, Yahoo! hay Amazon. Nên tìm cách gắn hoạt động của mình trên những website đông người truy cập này, điều đó sẽ cho phép bạn xây dựng một thương hiệu và một cơ sở khách hàng mà không cần nhiều sự trợ giúp từ marketing".
Richard Birnbaum, 43 tuổi, chủ sở hữu một công ty bán buôn trang phục, có khá nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này. Doanh số bán hàng đã tăng gấp đôi kể từ khi đưa ông danh mục hàng trong website chuyên kinh doanh trang phục của mình Wearamerica.com lên trang eBay. Ông tiết lộ: "Không ở đâu quảng cáo rẻ như eBay".
Ông Birnbaum khuyên, các doanh nghiệp đang dự định tham gia vào lĩnh vực đấu giá nên yêu cầu cam kết đặt tiền trong vài giờ, đồng thời nên dự trữ một danh mục hàng cố định liên tục trong 3 đến 4 tháng để thu hút khoản doanh số ổn định. Đây cũng là một nguyên tắc khi làm việc với dịch vụ quản lý đấu giá.

5. THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

Giao hàng tại nhà là một ưu điểm lớn của thương mại điện tử, nhưng để thực hiện được điều này cần phải các dịch vụ đi kèm như lập hóa đơn, giúp khách hàng thanh toán mọi chi phí qua mạng.
CyberBills, một công ty cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng, đã phát triển một mô hình kinh doanh kết hợp giữa website bán hàng tiêu dùng của mình - StatusFactory.com và một dịch vụ B2B được cung cấp cho các cổng, các ngân hàng, trung tâm giao dịch chứng khoán và các công ty muốn có dịch vụ thanh toán điện tử mang thương hiệu riêng. Giám đốc Điều hành John Simpson đã quyết định thực hiện các dịch vụ gia tăng này để nâng cao doanh số thay vì chỉ bán hàng tiêu dùng, bởi vì phần lớn người tiêu dùng cảm thấy tiện lợi hơn các vấn đề tài chính được xử lý thông qua các tổ chức đã được tín nhiệm. Các công ty mà CyberBilsl đang bán lại dịch vụ gồm có Intuit và AOL.
Simpson cho rằng với sự phát triển như hiện nay của Internet, mảnh đất dịch vụ thanh toán qua mạng đã trở nên chật chội và các doanh nghiệp sẽ không dễ để thành công, bởi vì nhiều công ty đi trước đã thiết lập quan hệ chặt chẽ với các tổ chức lớn hơn. Ông gợi ý rằng người mới khởi nghiệp nên đóng vai trò là người bán lại dịch vụ thanh toán sẵn có trên website của mình, trước hết là để có được những khách hàng trung thành và quen thuộc.

6. TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ qua mạng đang phát triển rất nhanh và có thể sẽ bùng nổ trong vài năm tới. Jupiter Communications dự tính doanh số của ngành chăm sóc sức khoẻ qua mạng năm 2004 đạt 11 tỷ USD.
Tuy nhiên, có một nghiên cứu khác của Jupiter cho thấy 49% người được phỏng vấn không mua thuốc qua mạng vì họ có thể dễ dàng mua thuốc tại các cửa hàng gần nhà khi đi mua sắm lặt vặt. Điều này giải thích tại sao các website cung cấp các sản phẩm về dược  gặp nhiều khó khăn trong việc truyền thông với khách hàng
Có một giải pháp dành người mới khởi nghiệp đó là cung cấp các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ thật đặc biệt, khó tìm thấy trong các cửa hàng thuốc thông thường. Trang Selfcare.com là một ví dụ tiêu biểu trong việc thu hút các khách hàng có nhu cầu đặc biệt về chăm sóc sức khoẻ. Trang web này cung cấp cả các sản phẩm truyền thống, sản phẩm thay thế và sản phẩm đặc biệt cho người bị dị ứng thuốc, điều chỉnh cân nặng hay các chứng đau kinh niên. Bất cứ ai cũng có thể đến hiệu thuốc và mua aspirin nhưng đâu phải dễ tìm mua các loại thảo dược đặc biệt hay mặt nạ làm đẹp từ tính phải không?

7. WEB HOSTING

Không cần phân tích nhiều, ai cũng có thể thấy triển vọng của dịch vụ Web hosting. Nhưng liệu đây có phải là cơ hội tốt với những người mới bắt đầu?
Theo ông Jeanne Schaaf, nhà phân tích cao cấp của Forrester, "Lĩnh vực này không dành cho những người mù mờ  về Web hosting, cấu trúc Web, mạng và máy chủ Web. Đây là một loại hình kinh doanh đòi hỏi trình độ chuyên môn cao". Nói cách khác, trái với quan điểm thông thường, lĩnh vực này không đơn giản chỉ là đặt hàng loạt máy chủ vào một căn phòng để làm chỗ "trú ngụ" cho các trang web.
Don Fredrickson, Giám đốc Điều hành "got.net" (một công ty cung cấp dịch vụ Internet), cho biết ông dự định tăng cường dịch vụ Web hosting từ mức 15% hoạt động kinh doanh của công ty lên 70% trong 4 năm tới. Fredrickson cho biết, trong khi nhiều khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức lớn đang tập trung vào các trung tâm dữ liệu với mức chi phí từ 5.000 đến 10.000 USD/tháng cho dịch vụ hosting, thì nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn đang rất cần các nhà cung cấp giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo tin cậy. Chẳng hạn, giá dịch vụ hosting cơ bản của got.net là 20 USD/tháng và giá duy trì, quản trị một máy chủ đặt tại trung tâm của got.net là 300 USD/tháng.
Ông Fredrickson cho biết thêm, các doanh nghiệp sẽ đặc biệt thành công nếu họ có một lĩnh vực chuyên môn riêng. Với danh tiếng trong lĩnh vực chuyên môn đó, các khách hàng Web hosting sẽ tìm đến với họ.

8. CỔNG MUA SẮM

Các cổng mua sắm trên mạng không chỉ có lợi nhuận từ việc bán hàng hoá mà còn có khả năng thu hút được rất nhiều quảng cáo và các doanh thu phụ trợ. Một trung tâm mua sắm trên mạng là một website cung cấp danh mục các đường dẫn đến rất nhiều dịch vụ và cửa hàng trên mạng.
Với những người mới bắt đầu, thông điệp quan trọng nhất là "cách nghĩ táo bạo". Hiện nay trên mạng nổi lên một lĩnh vực đầy hứa hẹn là cung cấp văn phòng cho các doanh nghiệp nhỏ. Hay các trang như Works.com và BizBuyer.com tập hợp những người mới khởi nghiệp nhằm xây dựng giải pháp cho những hoạt động mua sắm quy mô nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho họ có thể sử dụng các dịch vụ chi phí thấp của nhau, thay vì phải sử dụng dịch vụ của các công ty lớn hơn. Những công ty này cũng thực hiện việc tự động hoạt động mua sắm của các doanh nghiệp nhỏ.
Đối với các doanh nghiệp, loại hình kinh doanh này thích hợp vì hai lý do: đây là thị trường rất tiềm năng và, vì là doanh nghiệp nhỏ nên bạn luôn biết rõ khách hàng của mình.

9. TÌM ĐÚNG THỊ TRƯỜNG “NGÁCH"

Với những thị trường phổ biến đã có nhiều tên tuổi lớn chiếm lĩnh, người mới khởi nghiệp thường khó có thể thâm nhập và tồn tại, vì vậy bạn nên tìm riêng cho mình một thị trường đặc biệt và cung cấp cho khách hàng điều gì đó khác biệt. Textbookhound.com là một ví dụ tiêu biểu trong việc tìm đúng thị trường ngách. Công ty này cung cấp dịch vụ so sánh giá cả các loại sách giáo khoa dành cho giới học sinh, sinh viên. Không như dịch vụ tìm kiếm mua sắm khác, công cụ tìm kiếm của Textbookhound.com cho phép sinh viên gõ và tìm nhiều loại sách khác nhau cùng lúc. Người sáng lập công ty Philip Kaskawits và đồng sự của mình đã lập kế hoạch phối hợp với các nhà trường để cho phép các giáo sư liệt kê lịch trình các môn học, bài giảng của họ trên website, để giúp sinh viên tìm kiếm sách dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, phần lớn doanh số của Textbookhound.com là từ các hoạt động liên kết: Amazon hay Barnes & Noble sẽ trả cho công ty một khoản phần trăm doanh số bán sách trên trang của họ. Không như các website tư vấn mua sắm khác, Textbookhound.com không liệt kê các cửa hàng theo thứ tự phụ thuộc số tiền mà họ trả cho công ty mà là theo giá thấp nhất mà họ bán cho khách hàng. Kaskawits nói: "Chúng tôi rút ngắn thời gian tìm kiếm cho khách hàng và tặng cho họ những ưu thế đầy khác biệt. Bí quyết thành công của chúng tôi là biết tìm đúng thị trường ngách, tạo sự khác biệt, và làm tốt hơn bất cứ đối thủ nào".
Nói tóm lại, còn vô số các cơ hội tiềm năng trên mạng Internet. Các doanh nghiệp cần biết phân tích nhu cầu thị trường và tìm ra những lợi thế của mình để đáp ứng tốt nhu cầu của một phân khúc thị trường nhất định. Kinh doanh qua mạng, như người ta vẫn nói, là kinh doanh dựa vào sự vào sự thông minh, hiểu biết và sáng tạo. Đặc biệt điều này càng chứng minh tính đúng đắn với các công ty nhỏ và khởi nghiệp qua mạng internet.

7 BÀI HỌC TÔI TỰ RÚT RA TỪ VIỆC MỞ 4 CÔNG TY TRƯỚC NĂM 21 TUỔI

7 BÀI HỌC TÔI TỰ RÚT RA TỪ VIỆC MỞ 4 CÔNG TY TRƯỚC NĂM 21 TUỔI

THẢO NGỌC HOÀNG
03/12/2015 - 20:10 
 6580      0
Mọi chuyện vào tháng 4 năm 2011 – một khoảng thời gian tươi đẹp cho tôi, một người trẻ Ấn Độ. Nền công nghệ nước tôi giờ đây không còn bị đánh đồng với Thung Lũng Sillicon nữa mà đang dần tìm được vị thế riêng cho mình.
Tại thời điểm giới công nghệ đạt được nhiều đột phá này, tôi quyết định thử kiếm lời bằng cách khởi nghiệp bằng công ty của riêng mình. Thế nhưng, với gia cảnh kiêm tốn, thật khó để tìm được nhà tài trợ cho giấc mơ năm 17 tuổi của tôi. May mắn thay, tôi được giao nhiệm vụ viết bài tường thuật lại Giải Bóng Chày Thế Giới năm 2011 cho tờ Zee Sports.
Vận may của tôi nhân đôi khi vào năm đại học đầu tiên, tôi đã gặp gỡ Siddharth Goliya, người bạn đồng hành trên con đường kinh doanh thân thiết của tôi sau này. Bằng số tiền tích góp từ những công việc bên ngoài, chúng tôi lao vào thế giới kinh doanh.

1. HIỂU ĐƯỢC MÌNH ĐANG XÂY DỰNG CÁI GÌ

Khi bắt đầu với công ty đầu tiên “Food for India”, một dịch vụ đặt thức ăn trực tuyến, tôi không hề có tí kiến thức nào về thiết kế, lập trình, nói chung là mọi thứ có vai trò trong việc xây dựng sản phẩm. Kết quả, tôi đã bị lừa như một thằng ngốc và thậm chí đưa ra làm trò cười. Nhìn lại, đây có lẽ là một trọng những lý do lớn nhất khiến công ty của tôi không thể bắt đầu.
Chúng tôi bỏ ra 6,5 lakh (Rúp - đơn vị tiền của Ấn Độ) thì đã lỗ 6,4 lakh rồi. Ở tuổi 17, việc này đã làm tôi suy sụp tinh thần đáng kể. Thế nhưng, tôi đã nhìn ra bài học, và cung với những kinh nghiệm rút ra khi mở công ty thứ 2 và 3, đến khi bắt đầu lại với Pipes, tôi đã biết tự mình thiết kế, lập trình và làm video.
Hãy luôn hiểu rõ mình đang xây dựng cái gì. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ bị vỡ mộng.

2. ĐỪNG ĐÁNH GIÁ THẤP HÌNH THỨC

Có một điều rất đơn giản mà nhiều người không nhận ra: Vẻ bề ngoài -  dù cho là của công ty hay cách bạn ăn mặc - quyết định xem người khác định giá bạn bao nhiêu. Một diện mao tươm tất sẽ giúp giá trị của bạn và công ty được thổi phồng (theo nghĩa tốt). Từ bộ quần áo bạn mặc trên người, hồ sơ online của công ty, business card, đến quy mô công ty – giá trị chỉ được thể hiện đầy đủ nếu có được vẻ ngoài xứng đáng.
Thật may là chúng tôi đã sớm nhận ra điều này. Khi mọi người nhìn vào business card hay hồ sơ online của công ty tôi, không ai có thể đoán được rằng công ty chúng tôi chỉ nằm vỏn vẹn trong một căn phòng bé tẹo ở một góc nhỏ Mumbai.
Dù nghèo, chúng tôi vẫn có diện mạo của một công ty đàng hoàng.

3. THẤT BẠI LÀ BỆ PHÓNG HIỆU QUẢ NHẤT

Thành thật mà nó, phi vụ thứ nhất và thứ ba của tôi thất bại ê chề. Cả hai công ty đều đã không thể nào “cất cánh”. Những lúc thế này, bạn sẽ ghét bỏ, bị mọi người dị nghị, bị lôi ra làm trò cười. Thế nhưng, bạn nhất định phải mặt dày lên và giữ trong mình niềm tin điên rồ cháy bỏng.
Thất bại sẽ là phép thử tính cách và quyết tâm của bạn. Tuy chưa thành công, nhưng với mỗi thất bại, tôi cảm thấy mình phải quay lại xây dựng một thứ gì đó lớn hơn thế. Thất bại sẽ mang lại vô số bài học – câu nói này được truyền miệng rất nhiều, và nó hoàn toàn có cơ sở. Với tôi, lúc đó, Pipes là công ty có quy mô lớn nhất mà tôi đã tự tay xây dựng, dù cho thực ra nó không to đến thế.
Thất bại có phép màu riêng nó. Cách bạn đối phó với nó sẽ nói lên mọi điều về bạn.

4. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ PHÙ HỢP

5 người đầu tiên bạn tuyển vào công ty sẽ quyết định vận mệnh công ty bạn. Vậy nên, hãy lựa chọn sao cho sáng suốt. Sẽ thật tuyệt vời nếu tất cả 3 người đều cực kỳ tài năng, thế nhưng quan trọng không kém, họ cũng phải có lòng trung thành tuyệt đối và chia sẻ cùng mục đích và giấc mơ với bạn.
Đội ngũ nhân viên sẽ gây ảnh hưởng đến sự thành công của công ty. Tôi đã cực kỳ may mắn khi “core team” của tôi đã giữ nguyên đội hình với 4 công ty. Thực ra, đơn giản là, tôi đã có trong tay những nhân viên giỏi nhất và họ chịu làm việc ở Pipes dù cho mức lương bèo bọt không hề xứng đáng với công sức họ bỏ ra.
Một điều nữa mà tôi đã học được, đó là khi xây dựng đội ngũ, bạn phải quan tâm đến cả việc thành lập ban quản lý phù hợp. Đây là việc bị nhiều người xem nhẹ, thế nhưng những kỹ năng và giá trị mà một ban quản lý phù hợp và đa dạng mang đến sẽ là vô giá. Tôi đã không nhân ra điều nay khi bắt đầu với công ty đầu tiên.
Một nhóm làm việc vui vẻ là một nhóm làm việc hiệu quả

5. CẨN THẬN VỚI TIỀN BẠC

Tôi phải nhấn mạnh rằng đây là việc vô cùng quan trọng. Khi công ty thứ 2 là Doodle Creatives bắt đầu gặt hái thành công, tiền không là gì với tôi cả. Tôi đã không nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền bạc, cũng như đàm phán hiệu quả. Thậm chí, chúng tôi đã bỏ ra đến 850,000 INR để làm video cho Pipes.
1 năm sau, khi phải chật vật kiếm từng đồng, 1 video tương tự đã được sản xuất với giá 3,000 INR – một con số trái ngược hoàn toàn trước đây. Đến bây giờ nghĩ lại, tôi chỉ muốn mắng cho bản thân mình một trận. Cái mà nhà đầu tư muốn thấy ở công ty bạn là sự tiết kiệm tiền bạc mà vẫn tạo ra thành quả đáng nẻ từ nguồn cung hạn hẹp
Miếng bánh đầu tiên đưa đến cửa chưa chắc đã là miếng ngon nhất, vậy nên hãy bỏ ra nhiều thời gian và công sức đàm phán. Khoản tiền bạn tiết kiệm được cuối cùng chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên.

6. THỜI GIAN

Một điều nữa tôi học được, đó là hãy lựa chọn thời điểm phù hợp. Tôi đã mắc phải vô số sai lầm khi mở công ty đầu tiên Food For India. Thế nhưng, chắc hẳn vô số doanh nhân khác cũng gặp phải vấn đề tương tự. Nếu tôi mở Food For India vào năm 2013 hay 2014 thay vì 2011, câu chuyện có thể đã khác hẳn. Vào năm 2011, thị trường đặt thức ăn online vẫn còn khá non trẻ; các dịch vụ đặt thức ăn online thành công như Food Panda hay TinyOwl đều chọn thời điểm 2013 – 2014 để mở công ty.
Thời gian có thể mang lại vô vàn điều kỳ diêu, mà cũng có thể khiến bạn trả giá.

7. KHI MỘT CÁNH CỬA ĐÓNG LẠI, CÁNH CỬA KHÁC SẼ MỞ RA

Đây là điều mà ba tôi đã răn dạy từ nhỏ, và tôi đã từng không hề tôn trọng nó. Thế nhưng, lời dạy của ba tôi thực ra lại đúng vô cùng. Trên đời này không có cảm giác nào tồi tệ hơn việc cả thế giới quay lưng lại với thành quả của bạn. Khi tôi thất bại với Food For India, và bị cảm giác thất vọng ê chề bủa vậy, ông đã nói với tôi rằng, hãy giữ trong mình ngọn lửa đam mê cháy bỏng, vì khi một cánh cửa đóng lại, cánh cửa tiếp theo sẽ mở ra.
Điều này đã trở thành hiện thực. Chính bởi thất bại với Food For India, tôi đã bắt đầu lại với Doodle Creatives và ký được hợp đồng đầu tiên trong đời. Và việc này cứ liên tục tái diến với những thương vụ tiếp theo của tôi. Bạn phải trung thành với niềm tin của mình, tiếp tục làm việc và mở rộng quan hệ, vì rất có thể con đường bạn đang đi sẽ dẫn bạn đến với thành công không tưởng.
Khi một cánh cửa đóng lại, bạn sẽ nhìn ra hướng đi mới.
Những bài học trên chỉ là một vài trong số vô vàn bài học tôi đã thấm thía về đam mê, kiên trì, xoay sở, và tình yêu, thế nhưng câu chuyện của tôi chưa thể gọi là thành công mà mới chỉ đang được viết tiếp. Thế nhưng, hành trình dài 4 năm rưỡi bắt đầu từ khi tôi còn 17 tuổi đến giờ, với tôi, là vô cùng li kỳ và thú vị. Đã có những lúc tôi cảm thấy con đường kinh doanh thật dài vô tận và đầy rẫy những chông gai, nhưng giờ đây, khi tôi ngồi xuống và thuật lại hành trình của mình, tôi nhận ra, mọi thứ xảy ra đều có lý do và có cái giá của nó.

10 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN TĂNG TỐC TRÊN CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

10 BÍ QUYẾT GIÚP BẠN TĂNG TỐC TRÊN CON ĐƯỜNG KHỞI NGHIỆP

TRÂM NGUYỄN
29/11/2015 - 23:50 
 4685      0
Giới startup là nơi tập trung hàng tá người mong muốn và bỏ không biết bao nhiêu thời gian công sức để biến ý tưởng trở thành hiện thực, nhưng không ít người lại với mãi không tới mục tiêu của mình. Tại sao lại như vậy?


Phần lớn các lý do cho vấn đề này đều liên quan tới thực tế là nhiều entrepreneur không biết làm thế nào để đưa doanh nghiệp của mình đi từ điểm A đến điểm B. Trong đó, điểm A là các ý tưởng tuyệt vời mà các entrepreneur nung nấu trong đầu mình, còn B là thời điểm mọi thứ đi theo đúng quỹ đạo mà họ kỳ vọng, khi mà doanh nghiệp đi vào hoạt động một cách ổn định, vững chắc, và tạo ra doanh thu.
Thật khó khăn khi bạn đang đứng chênh vênh giữa 2 điểm này.
Xét về mặt chiến lược, một trong những cách tốt nhất để xây dựng doanh nghiệp chính là đưa ý tưởng trong đầu bạn ra ngoài thị trường càng sớm càng tốt. Bởi sự chậm trễ có thể giết chết ý tưởng đó, chỉ có tăng tốc mới bảo vệ được nó và tiết kiệm được thời gian cho bạn. Dưới đây là mười lời khuyên để bạn có thể bắt đầu khởi nghiệp nhanh chóng hơn.

1. CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ BẮT TAY VÀO THỰC HIỆN

Theo kinh nghiệm của tôi thì việc bắt tay vào làm quan trọng hơn nhiều so với việc bắt đầu đúng cách. Hãy thử nghĩ xem. Nếu như bạn không bắt tay vào làm, sẽ chẳng có điều gì xảy ra cả. Thứ ngăn cản bạn khởi động - cho dù là gì đi chăng nữa - thì bạn cũng cần phải lờ nó đi hoặc đương đầu giải quyết trực tiếp. Vì vậy. . .
  • Hãy viết dòng code đầu tiên.
  • Đăng ký tên miền.
  • Phác thảo sản phẩm.
  • Thiết kế mẫu thử nghiệm đầu tiên.
Vân vân và vân vân
Chẳng có thứ gì ngáng chân bạn trong giai đoạn thoát khỏi vỏ trứng cả, ngoại trừ chính bạn. Hãy bắt tay vào thực hiện những việc cần thiết đầu tiên.

2. BÁN BẤT CỨ THỨ GÌ

Có một số entrepreneur biết chính xác họ muốn bán thứ gì, nhưng cũng có những entrepreneur khác lại không có ý tưởng gì về thứ họ sắp bán. Họ chỉ đơn giản là muốn bán một thứ gì đó. Lời khuyên của tôi là: Hãy bán bất cứ thứ gì.
Nhiều entrepreneur vĩ đại nhất thế giới chẳng bán thứ gì mới mẻ cả. Họ chỉ là đang bán nó theo một cách khác hoặc tốt hơn:
  • Sam Walton (Wal-Mart) bán những mặt hàng mà bạn có thể tìm thấy ở bất kỳ cửa hàng tạp hóa hay cửa hàng tiện lợi nào.
  • Ted Turner chỉ đơn giản là kinh doanh phát thanh truyền hình và quảng cáo.
  • Howard Schultz bán cà phê.
  • Warren Buffett mua và bán chứng khoán.
Entrepreneur không phải lúc nào cũng là những người có tư tưởng đổi mới. Bạn có thể dùng sản phẩm của người khác và lại bán nó ra. Richard Branson đã cho ra mắt Virgin Airlines trong lúc ông đang tuyệt vọng. Ông đang bay tới quần đảo Virgin để tận hưởng 1 kỳ nghỉ lãng mạn. Nhưng chuyến bay của ông lại bị hủy bỏ. Do đó, ông đã thuê một chiếc máy bay tư nhân, mặc dù không có đủ tiền để trả cho nó. Dưới đây là cách ông mô tả những gì xảy ra tiếp theo:
“Tôi nhặt bừa một cái bảng đen nhỏ, viết "Virgin Airlines. $29" lên đó và đi về phía một nhóm người cũng cùng trên chuyến bay vừa bị hủy bỏ. Tôi đã bán vé hộ cho những người giữ các ghế còn lại trên máy bay, sử dụng tiền của họ để trả cho chiếc máy bay đi thuê và tất cả chúng tôi đã đi đến quần đảo Virgin vào đêm đó.”
Bạn hiểu được vấn đề chưa? Hãy cứ làm đi, bán một thứ gì đó. Bất cứ thứ gì.

3. XIN LỜI KHUYÊN CỦA AI ĐÓ, SAU ĐÓ YÊU CẦU NGƯỜI ĐÓ LÀM HỘ BẠN LUÔN

Khi bắt đầu khởi nghiệp, chắc chắn bạn sẽ không có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi. Ví dụ, bạn sẽ cần phải thành lập 1 công ty, nhưng làm thế nào? Đó sẽ là 1 công ty tư nhân, công ty đại chúng hay công ty trách nhiệm hữu hạn?
Để trả lời được những câu hỏi này, hãy tham khảo ý kiến của một luật sư có thẩm quyền. Vị luật sư này sẽ tư vấn cho bạn – giả sử bảo rằng bạn hãy thành lập một công ty tư nhân. Nhưng, sau đó làm gì tiếp? Hãy nhờ luật sư làm hộ bạn. Ngay lập tức, bạn sẽ có được một vị chuyên gia, và người này sẽ thực hiện chính lời khuyên của họ để kiếm tiền cho bạn. Thế tiền lương của họ tính thế nào? Bạn có thể thưởng cho họ bằng chính cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc trả lương sau.
Khi có một vấn đề phát sinh và bạn không thể giải quyết được, hãy tìm một người có thể làm được điều đó. Sau đó, khi mà vị chuyên gia này đã cho bạn lời khuyên – cho dù đó là quy trình chuẩn trong kinh doanh, địa điểm sản xuất, thiết kế logo, kế toán, hay bất cứ thứ gì khác - hãy yêu cầu chính người đó thực hiện lời khuyên của họ.
Doanh nghiệp của bạn cần thêm sự trợ giúp, kiến thức và các kỹ năng chuyên nghiệp, bởi bạn không có ba đầu sáu tay để thực hiện tất cả mọi thứ. Vì vậy, hãy tìm thêm người cùng làm việc với bạn.

4. THUÊ NHỮNG NGƯỜI LÀM VIỆC TỪ XA

Nếu bạn muốn tìm ra những người tài năng nhất và chấp nhận mức lương phải chăng nhất, rất có khả năng là bạn sẽ không thể tìm thấy người đó ở ngay xung quanh bạn. Hãy sẵn sàng thuê những người có thể làm việc từ xa để các công việc quan trọng của bạn có thể được hoàn thành.

5. THUÊ NGƯỜI LÀM VIỆC THEO HỢP ĐỒNG

Trở thành chủ một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc mang theo hàng tá việc ngổn ngang, từ nhỏ đến to. Trên thực tế, nó sẽ tạo thành một rào cản làm chậm quá trình khởi nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, rất ít người sẵn sàng đưa ra quyết định trở thành nhân viên của một công ty mới khởi nghiệp chưa hoạt động ổn định.
Thay vì thuê nhân viên, hay thuê người làm theo hợp đồng. Vấn đề là, bạn cần phải tìm ra cách để tìm được những người tài năng và sẵn sàng cống hiến khả năng của họ. Đừng để bất kỳ sự sắp đặt cụ thể nào ngáng đường việc hoàn thành các công việc của bạn.

6. TÌM MỘT NGƯỜI ĐỒNG SÁNG LẬP

Tôi đã không thể thành lập các doanh nghiệp của mình nếu như không có người đồng sáng lập - Hiten Shah. Đối với tôi, việc khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều thứ, chỉ chăm chỉ và đam mê thôi là chưa đủ. Nó còn cần nguồn cảm hứng và các kỹ năng của một người đồng sáng lập. Các quỹ mạo hiểm nhiều khả năng sẽ đầu tư vào một công ty mới khởi nghiệp có một đội ngũ sáng lập, chứ không phải chỉ một người sáng lập. Thậm chí, ba người đồng sáng lập cũng không phải là quá nhiều, giả sử bạn có một hệ thống phân cấp việc ra quyết định rõ ràng.
Những người đồng sáng lập có thể cung cấp những kỹ năng mà bạn thiếu, và giúp bạn tiến xa hơn cả những gì bạn kỳ vọng.

7. LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI THÚC ĐẨY BẠN NỖ LỰC KHÔNG NGỪNG

Một trong những lý do giải thích tại sao Steve Jobs có thể gây dựng Apple trở thành một trong những thương hiệu sáng tạo nhất và có giá trị nhất thế giới, là vì ông luôn cổ vũ mọi người. Dưới đây là cách ông mô tả phương pháp quản lý của mình.
“Công việc của tôi là không được dễ dàng với mọi người. Công việc của tôi là làm cho họ trở nên tốt hơn. Công việc của tôi là kết hợp mọi thứ từ các bộ phận khác nhau của công ty lại với nhau, làm rõ hướng đi và thu thập các nguồn lực cần thiết cho các dự án trọng điểm. Và sử dụng những con người tuyệt vời mà chúng tôi có, thúc đẩy họ và làm cho họ thậm chí trở nên tốt hơn nữa, từ đó khám phá ra các tầm nhìn tích cực hơn về việc nó có thể như thế nữa.
Chắc chắn, Jobs có thể là một người hung hăng và không mấy dễ chịu, nhưng ông cũng là người có thể khai quật ra những tài năng của những người khác, mà chính họ cũng không bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm được. Bạn có thể tìm thấy những phẩm chất tương tự ở một người đồng sáng lập, một đối tác, một người bạn, một người cố vấn hay một nhân viên. Điều quan trọng hơn là bạn có thể chia sẻ sự kỳ vọng đó tới các thành viên trong nhóm. Như Jobs đã nói, "Khi kỳ vọng rằng họ có thể làm được những điều kỳ tích, bạn có thể khiến cho họ làm được những điều kỳ tích."

8. ĐỪNG TẬP TRUNG VÀO TIỀN

Creative Bloq đã đưa ra 1 lời khuyên quý báu về khởi nghiệp như sau: "Không nhất thiết phải lo lắng xem thu nhập sẽ đến từ đâu. Một sản phẩm/dịch vụ tốt sẽ luôn tìm ra cách để tạo ra tiền."
Điều này là sự thật. Nếu chỉ tập trung 1 cách thiển cận vào tiền, bạn có thể khiến cho doanh nghiệp của mình đi chệch hướng. Cho dù là kinh phí, vốn, các khoản vay kinh doanh hay là một mô hình định giá hoàn hảo, đừng tạo áp lực nữa, hãy để cho mọi thứ tự tiến triển. Tăng trưởng không tương đương với cấp thêm nhiều vốn. Tăng trưởng đồng nghĩa với đối mặt, căng thẳng, bán hàng và làm những việc khác chứ không phải là xin tiền.

9. HÃY DÀNH THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC VÀO MARKETING

Marketing là một trong những điều tốt nhất mà bạn có thể làm cho doanh nghiệp của mình. Khi bạn tiếp thị cho sản phẩm/dịch vụ của mình, bạn đang đưa hình ảnh của nó tới những người sẽ thực sự mua nó trong tương lai. Marketing không phải là một sự lãng phí thời gian. Đó là một trong những khoản đầu tư ban đầu tốt nhất mà bạn có thể thực hiện với doanh nghiệp của mình.

10. NÓI CHUYỆN VỚI KHÁCH HÀNG TIỀM NĂNG

Một công ty khởi nghiệp không chỉ tồn tại trong tâm trí của một mình entrepreneur. Một công ty khởi nghiệp còn tồn tại trong khách hàng và các khách hàng tiềm năng.
Nếu trong tương lai có những người mua hoặc sử dụng sản phẩm của bạn, bạn sẽ cần phải tìm hiểu tất cả những điều có thể về những người này, từ những người này và vì những người này. Doanh nghiệp của bạn tồn tại hay chết yểu chính là dựa vào khả năng tiếp nhận các sản phẩm/dịch vụ này của họ.
Bạn tìm hiểu về khách hàng của mình càng sớm thì bạn sẽ càng nhanh chóng có thể xoay quanh họ và phục vụ họ tốt hơn.

PHẦN KẾT LUẬN

Bắt đầu một cách nhanh chóng không đồng nghĩa với việc bạn nên nóng lòng thúc đẩy nhân rộng quy mô. Nhân rộng quy mô là một quá trình cần xảy ra một cách từ từ, cẩn thận, với nhịp điệu đều đặn, có chừng mực.
Việt bắt đầu nhanh chóng có nghĩa là bạn sẽ tận dụng tất cả các nguồn lực có thể để tập trung vào một điều duy nhất – đó là bắt tay vào thực hiện. Bắt tay vào thực hiện chính là điều quan trọng nhất. Một khi doanh nghiệp của bạn đã được thành lập và đi vào vận hành, bất cứ điều gì khác cũng đều có thể xảy ra.
Khởi nghiệp chính là một cuộc đua. Bạn càng nhanh thì càng có nhiều cơ hội thắng lớn.
Bạn có lời khuyên nào khác để khởi nghiệp nhanh hơn không?

7 ĐIỀU CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN TÌM KIẾM

7 ĐIỀU CÁC NHÀ ĐẦU TƯ THIÊN THẦN TÌM KIẾM

DUY KHÚC
11/12/2015 - 22:48 
 4433      0
Tổng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần (angel investor) chảy vào Canada mỗi năm lên đến 18 tỷ USD, gấp 3 lần tỷ lệ đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm khác. Riêng ở Mỹ, hàng năm ước tính tổng mức “đầu tư thiên thần” (angel investment) vào khoảng 40 đến 100 tỷ USD, gấp đôi tỷ lệ vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm tại quốc gia này.
Allan Riding, một giáo sư người Canada đang làm việc tại đại học Carleton kiêm chuyên gia hàng đầu về nguồn vốn đầu tư thiên thần cho biết: tổng vốn đầu tư từ các nhà đầu tư thiên thần (angel investor) chảy vào Canada mỗi năm lên đến 18 tỷ USD, gấp 3 lần tỷ lệ đầu tư của các quỹ đầu tư mạo hiểm khác. Riêng ở Mỹ, hàng năm ước tính tổng mức “đầu tư thiên thần” (angel investment) vào khoảng 40 đến 100 tỷ USD, gấp đôi tỷ lệ vốn của quỹ đầu tư mạo hiểm tại quốc gia này. Tuy nhiên, khi cầm trên tay 4 bản đề xuất, thì thường các nhà đầu tư thiên thần sẽ ngay lập tức từ chối 3 bản ngay cả khi chưa xem xét gì. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp của bạn lọt được vào “mắt xanh” của một nhà đầu tư thiên thần? Và những nhà đầu tư thiên thần thường tìm kiếm điều gì ở bạn?

1. NĂNG LỰC KIẾM LỜI RÕ RÀNG

Các “thiên thần” đầu tư với kì vọng là họ sẽ nhận được nhiều hơn chứ không phải chỉ thu hồi được vốn ban đầu. Họ mong đợi số tiền đầu tư của mình sẽ sinh lời, thậm chí còn nhiều hơn so với việc đầu tư vào chứng khoán. "Trong vòng 7 năm, với mỗi một đô la đầu tư ban đầu sau khi trừ thuế, một nhà đầu tư thiên thần mong muốn nhận lãi gấp 7 lần”, ông Riding cho biết.

2. MỘT LÝ DO THUYẾT PHỤC

Hãy nhớ rằng hầu hết các nhà đầu tư thiên thần đang hoặc đã là những doanh nhân khởi nghiệp thành công. Họ thích cảm giác được giúp đỡ người khác tạo dựng một doanh nghiệp phát đạt.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư thiên thần lại được chia thành 3 kiểu là nhà đầu tư thiên thần theo chủ nghĩa kinh tế, theo chủ nghĩa khoái lạc và theo chủ nghĩa vị tha, và mỗi kiểu nhà đầu lại chọn cho mình những lý do đầu tư khác nhau. Trong khi một nhà đầu tư thiên thần theo chủ nghĩa khoái lạc bị thu hút bởi việc hiện thực hóa những ý tưởng hay ho, thì một nhà đầu tư thiên thần vị tha có thể lại quan tâm nhiều nhất đến việc giúp đỡ những người cùng cộng đồng, hoặc bị thu hút bởi tiềm năng về phát triển công nghệ môi trường.
Hãy nhận dạng kiểu nhà đầu tư thiên thần bạn đang cố gắng tiếp cận và vạch ra chiến lược huy động vốn cho phù hợp.

3. ĐỘI NGŨ QUẢN TRỊ CỨNG CÁP

Một đội ngũ quản lý mạnh mẽ và hoàn chỉnh với khả năng lãnh đạo vững vàng là yếu tố then chốt nếu bạn muốn lọt được vào mắt xanh của các nhà đầu tư thiên thần. Về cơ bản, nhà đầu tư thiên thần đang đầu tư vào con người, do đó, họ cần phải thấy rằng doanh nghiệp của bạn đang được điều hành bởi những người có kiến thức, có chuyên môn và đáng tin cậy - và sở hữu những kỹ năng có thể dẫn dắt doanh nghiệp vươn lên tầm cao mới. Đối với hầu hết các doanh nghiệp, một đội ngũ quản trị hoàn chỉnh sẽ bao gồm những cá nhân có kĩ năng và am hiểu về marketing và kinh doanh, về sản xuất, quản lý con người, và kế toán.

4. MỘT KẾ HOẠCH KINH DOANH VỮNG CHẮC

Nhà đầu tư thiên thần muốn nhìn thấy một kế hoạch kinh doanh thuyết phục và hoàn chỉnh. Họ muốn thấy rằng bạn đã xây dựng được tầm nhìn cho công ty và bạn đã có những ý tưởng chi tiết về làm thế nào để hiện thực hóa điều đó. Họ muốn nhìn thấy bản dự trù tài chính, kế hoạch marketing chi tiết, và những thông số cụ thể về thị trường ngành

5. CƠ CẤU DOANH NGHIỆP TẠO ĐIỀU KIỆN CHO ĐẦU TƯ

Trong khi một số nhà đầu tư thiên thần chọn phương án đầu tư bằng cách cho doanh nghiệp của bạn vay vốn, thì hơn một nửa số còn lại lựa chọn việc nắm giữ cổ phần. Điều này nghĩa là cơ cấu doanh nghiệp của bạn phải tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư (và khi là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp, bạn phải xác định từ bỏ một số quyền sở hữu nhất định nếu muốn thu hút các nhà đầu tư thiên thần). Hầu hết họ đều mong đợi một bản thỏa thuận đề cập đến vai trò, bổn phận, trách nhiệm của nhà đầu tư của họ và những gì họ sẽ nhận lại.

6. CƠ HỘI ĐỂ THAM GIA SÂU SÁT

Đối với nhiều nhà đầu tư thiên thần, tiền bạc không phải là vấn đề duy nhất khi quyết định đầu tư; họ muốn tham gia một cách sâu sát vào việc phát triển kinh doanh trong doanh nghiệp của bạn. Họ muốn đóng vai trò một cố vấn và thậm chí đôi khi họ muốn nắm quyền chủ động trong vấn đề vận hành doanh nghiệp. Hay nói cách khác nhà đầu tư thiên thần sẽ nắm giữ một vị trí trong hội đồng quản trị.

7. MỘT CHIẾN LƯỢC THOÁI VỐN KHẢ THI

Trước khi một nhà đầu tư thiên thần quyết định đầu tư, họ sẽ mong đợi doanh nghiệp của bạn xây dựng được một chiến lược “hạ cánh an toàn”. Khi các nhà đầu tư thiên thần tỏ ra kiên nhẫn và sẵn sàng đầu tư dài hạn, họ cũng cần xem xét liệu mình sẽ gặt hái lợi nhuận như thế nào với khoản tiền đã đầu tư. Trong khi đối với các nhà đầu tư thiên thần nắm giữ vốn cổ phần, việc bán chúng cho cổ đông của công ty là chiến lược thoái vốn chung; thì với các nhà đầu tư đang nắm giữ nợ, giải pháp lại là bán hoặc sáp nhập công ty. Đừng ngạc nhiên khi nhà đầu tư thiên thần tiềm năng của bạn yêu cầu một kì hạn nhất định.
Bạn có muốn huy động được vốn từ những nhà đầu tư thiên thần không? Hãy cung cấp cho họ những gì họ muốn. 
Tóm lại, nếu bạn muốn thu hút được một nhà đầu tư thiên thần đầu tư vào doanh nghiệp của mình, bạn phải đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn tạo mọi điều kiện và sẵn sàng chào đón nhà đầu tư. Nếu bạn chưa (kịp) làm như vậy, thì việc chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh vững vàng, tái cơ cấu doanh nghiệp và hoàn thiện đội ngũ quản lý là những cách tốt nhất để bắt đầu chuẩn bị thu hút một nhà đầu tư thiên thần.
Một khi bạn đã thực hiện những điều này, bạn sẽ sẵn sàng thu hút vốn đầu tư bằng cách kết hợp những yếu tố khác mà các nhà đầu tư thiên thần đang tìm kiếm như tôi đã nêu ở trên. Sau đó việc các bạn cần làm là tiếp cận một nhà đầu tư thiên thần.

ĐỂ TÌM RA Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SINH LỜI

ĐỂ TÌM RA Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP SINH LỜI

DUY KHÚC
09/01/2016 - 08:40 
 3975      0
Nếu như bạn đang có ý định tự mở ra doanh nghiệp của mình, thì chắc bạn đã có 1 số ý tưởng kinh doanh trong đầu, và hẳn là bạn cũng cho rằng ý tưởng kinh doanh của mình là một ý tưởng hoành tráng. Tôi ước gì nó là sự thật.


Nếu như bạn đang có ý định tự mở ra doanh nghiệp của mình, thì chắc bạn đã có 1 số ý tưởng kinh doanh, và chắc hẳn bạn cũng cho rằng ý tưởng kinh doanh của mình là một ý tưởng kinh doanh hoành tráng. Tôi ước nó là sự thật.
Bạn có biết rằng: lí do chủ yếu dẫn tới sự thất bại khi khởi nghiệp là đưa ra một sản phẩm mà chẳng ai muốn tiêu dùng chúng cả. Sau đây, tôi sẽ đưa ra một danh sách những lời khuyên đúc kết từ những trải nghiệm của chính bản thân, để giúp bạn xác định một ý tưởng khởi nghiệp có khả năng sinh lời.

ĐỪNG ĐI TÌM NHỮNG CÁI MỚI LẠ MÀ HÃY TÌM RA NHỮNG THỨ CÓ GIÁ TRỊ

Mới đây, tôi hay trò chuyện với một người và anh ta rất hào hứng vì nảy ra một số ý tưởng (mà anh ta cho là) “độc nhất vô nhị”. Anh nói đi nói lại rằng trên thị trường này chưa có một ai làm ra nó. Tôi đã nói với anh rằng trước tiên anh ấy nên tìm ra giá trị cốt lõi của ý tưởng đó mà người sử dụng cuối cùng (end customer) sẽ được hưởng, thay vì  cứ chăm chăm khai thác sự độc nhất vô nhị của sản phẩm.
Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một ứng dụng di động cho phép người dùng yêu cầu tài xế riêng (như Uber hay GrabTaxi), nhưng giả dụ, nếu sản phẩm này chỉ dành riêng cho phái nữ thì sao? Bạn có thể tính phí cao hơn các dịch vụ tương tự bằng cách đảm bảo cho người dùng sự an toàn - điều mà họ chú tâm nhất khi sử dụng các dịch vụ kiểu này. Ý tưởng này không phải là một ý tưởng độc nhất vô nhị, nhưng nó là một ý tưởng có-giá-trị, bởi bạn thuyết phục được khách hàng bằng việc đặt sự an toàn của họ hơn tất thảy, thay vì chăm chăm xây dựng các giải pháp rẻ tiền hay các hình thức khuyến mại.

GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ THỰC CỦA KHÁCH HÀNG THỰC

Đây thực sự là vấn đề mà nhiều người mới khởi nghiệp thất bại. Họ luôn cố tìm ra một vấn đề mang tính tưởng tượng của một khách hàng tưởng tượng. Họ hình dung ra một số thứ về một vấn đề nào đó và họ tưởng tượng rằng nếu khách hàng thấy bạn giải quyết được vấn đề họ đang gặp phải, người ta sẽ lao đến mua sản phẩm của bạn.
Trước đây, tôi bắt đầu khởi nghiệp với việc xây dựng các phần mềm ERP cho trường học. Nhưng tôi lại quên mất việc phải phân tích những vấn đề thực tế mà các trường học đang gặp phải. Tôi cứ thế vẽ ra một loạt các tính năng của phần mềm này cho các phụ huynh, thầy cô giáo và ban giám hiệu nhà trường mà còn chưa phỏng vấn họ đến một lần nào cả. Tôi tạo ra hệ thống với tất các tính năng mà đối thủ của tôi cũng đang chào mời. Nhưng rốt cuộc thì không có ai dùng sản phẩm của tôi cả.
Liệu tôi có nên bật mí lí do tại sao mà tôi không thể bán được tính năng mà rõ ràng đối thủ cạnh tranh của tôi cũng đang bán? Các trường học không sử dụng những tính năng này. Vâng, vấn đề ở đây chính là do phần mềm ERP dành cho trường học không được các giáo viên sử dụng rộng rãi, cũng bởi vì các giáo viên không quá giỏi về công nghệ cũng như là không thoải mái khi sử dụng các phần mềm. Họ không có nhiều thời gian và phần mềm chưa giải quyết được các vấn đề họ gặp phải.
Thay vào đó, đáng ra tôi phải nói chuyện với các thầy cô giáo và cắt gọt lại các tính năng cần có để tạo ra giải pháp ERP giải quyết được các vấn đề thực tế và tiết kiệm thời gian cho người dùng. Đấy mới là cách tìm ra những ý tưởng tuyệt vời và kiếm ra tiền bằng cách giải quyết những vấn đề thực tế  mà những con người thực đang gặp phải.

HÃY DÀNH NHIỀU THỜI GIAN VỚI NHỮNG NGƯỜI SÁNG TẠO

Hãy chơi cùng với những người sáng tạo.
Việc dành thời gian cùng những người sáng tạo sẽ giúp bạn nghĩ ra những ý tưởng thông minh và tuyệt vời. Khi bạn dành thời gian cùng với những người như vậy, bạn sẽ thay đổi được cách nghĩ nhàm chán của bản thân, ngoài ra họ cũng sẽ là người giúp cho bạn nhìn nhận vấn đề ở các góc độ khác nhau. Bạn không cần phải làm gì quá cao siêu nhưng chỉ cần tạo ra 1 chút gì đó khác biệt nhỏ thôi, nó cũng sẽ khiến cho các ý tưởng ban đầu nghe thì có vẻ tầm thường nhưng lại hái được ra tiền.
Có rất nhiều các công ty đang làm đi làm lại những dự án cũ nhưng họ lại áp dụng những yếu tố mới mẻ và tân tiến hơn, có thể kể đến: phần mềm Canva (dành cho người mới học thiết kế) hay như Apple cải tiến sản phẩm liên tục.

HÃY TÌM RA LỖI CỦA SẢN PHẨM / DỊCH VỤ CÓ SẴN VÀ TÌM CÁCH CẢI TIẾN NÓ

Điều này khá là dễ nếu bạn từng là khách hàng của một sản phẩm nào đó. Bạn biết những sản phẩm đó có tác dụng nhưng nó cần có rất nhiều sự tiến bộ hơn nữa. Bạn có thể tạo ra một phiên bản tốt hơn của một sản phẩm cũ .
Ví dụ, có rất nhiều các diễn đàn nơi khách hàng đưa ra những phản hồi tiêu cực về các sản phẩm, họ đưa ra sự khó chịu của họ khi họ gặp phải vấn đề với đối với mạng Internet, đồ điện tử và công ty bảo hiểm. Thậm chí, đã có không ít các hãng luật hỗ trợ khách hàng kiện doanh nghiệp vì họ không hài lòng với sản phẩm  của công ty. Nhưng điều đó lại không giải quyết được vấn đề của từng khách hàng một.

ĐỪNG CHẠY THEO TRÀO LƯU

Cuối cùng, điều mà tôi muốn nói với bạn rằng đừng đi theo những trào lưu mới nổi khi bạn nghĩ đến việc mở ra một công ty mới. Điều gì đã hot cách đây năm năm thì ngày nay nó không còn hot nữa, vậy nên nếu bạn đi theo trào lưu của ngày hôm nay thì vài năm nữa thì vài năm nữa thôi cái đó nó cũng sẽ lỗi thời. Bạn sẽ không thể nào xây dựng một công ty thương mại điện tử lớn mạnh như Flipkart ngày hôm nay và cũng không thể ra được một phần mềm như Uber, nhưng bạn có thể tìm ra các vấn đề đang còn đó để tạo ra các giải pháp xử lý vấn đề.